Lưu ý khi sử dụng bồn cầu bạn nên biết

Lưu ý khi sử dụng bồn cầu bạn nên biết

 

Bồn cầu chính là thiết bị hiện đại không thể thiếu với mỗi gia đình hiện nay. Thế nhưng khi sử dụng bồn cầu cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Bluetech tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

  1. Những việc nên và không nên làm khi sử dụng bồn cầu

1.1. Những việc không nên làm khi sử dụng bồn cầu

  • Không đi vệ sinh đặt hai chân lên thành cầu.
  • Khi đi vệ sinh không nên xả hết giấy vệ sinh sau khi sử dụng.
  • Không vứt các loại giấy vào bồn cầu nên dùng thùng rác đựng giấy vệ sinh riêng.
  • Không đổ hóa chất, nước giặt đồ, nước rửa chén vào bồn cầu.

1.2. Việc nên làm sau khi sử dụng bồn cầu vệ sinh

  • Nên xả nước khi đi vệ sinh xong và kiểm tra lại xem toilet có sạch sẽ.
  • Giấy ăn băng vệ sinh nên bỏ vào thùng rác không vứt bừa bãi.
  • Khi đi vệ sinh xong lên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • ​​​​​​Thường xuyên vệ sinh bồn cầu bằng cách tẩy rửa sạch sẽ.
  1. Sai lầm khi sử dụng bồn cầu

2.1. Ngồi quá lâu

Nhiều người thường tận dụng thời gian đi vệ sinh để xem sách, xem tạp chí hay dùng mạng xã hội trên điện thoại. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể như gây căng thẳng lên các tĩnh mạch ở khu vực thấp nhất của trực tràng, khiến tĩnh mạch bị sưng hoặc phồng, gây bệnh trĩ, lâu dần có thể gây chảy máu trực tràng.

2.2. Dùng quá sức khi đại tiện

Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng tét hậu môn và gây ra một số tổn thương khác như rầy hậu môn, nhất là với người thường mắc các chứng táo bón. Ngoài ra, việc này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt lên nhanh chóng có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết não, cơ tim thiếu hụt oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.

2.3. Dùng thuốc tẩy nhiều và thường xuyên

Thuốc tẩy khi tiếp xúc và tác dụng với amoniac trong bồn cầu sẽ tạo ra khí độc là choloramine, loại khí này có thể gây ho, thở khò khè, buồn nôn và cả chảy nước mắt, thậm chí nếu ở nồng độ quá cao có thể dẫn đến đau ngực, viêm phổi. Ngoài ra, kết hợp 2 hay nhiều chất tẩy rửa nào đó có thể gây hậu quả nguy hiểm. Thuốc tẩy khi tác dụng với axit tạo ra khí clo rất độc hại, có thể gây bỏng mắt, khó thở với số lượng nhỏ, gây tử vong với số lượng lớn.

2.4. Ném khăn ướt vào bồn cầu

Nhiều người vẫn cho rằng bồn cầu là nơi có thể tự hoại mọi thứ một cách an toàn và dễ dàng, nhưng nghiên cứu của tờ Consumer Reports lại cho thấy rằng nó chỉ phân hủy được các loại giấy vệ sinh thông thường, còn lại mà chúng ta thường gọi là “khăn giấy ướt“ thì lại không thể phân hủy được trong nước sau 10 phút mà cần nhiều thời gian hơn. Điều đó có thể gây tắc đường ống thoát nước và làm cho bể phốt nhanh chóng bị quá tải. Một số đồ dùng vệ sinh cá nhân chúng ta cũng tuyệt đối không được ném vào bồn cầu là tăm xỉa răng, băng vệ sinh, bao cao su…

2.5. Không đậy nắp bồn cầu khi xả nước

Hầu hết mọi người đều xối nước ngay sau khi sử dụng bồn cầu. Nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia về mầm bệnh Charles Gerba, nhà sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ), các hạt và mầm bệnh chúng có thể bị bắn xa đến tận 1,8 m bởi dòng nước xoáy, có thể lây lan ra cơ thể, đồ dùng trong phòng tắm. Bạn có thể hạn chế vi khuẩn lây nhiễm bằng cách đậy nắp bồn cầu xuống trước khi gạt tay cầm xả nước.

  1. Lưu ý giữ gìn khi sử dụng bồn cầu nhà vệ sinh

Việc làm sạch phòng vệ sinh có thể khiến bạn khó chịu và nản. Nhưng nó lại có một ý nghĩa không hề nhỏ. Tuy việc dọn dẹp phòng vệ sinh là một nhiệm vụ mất thời gian. Nhưng nó sẽ khiến phòng vệ sinh của bạn trở thành một căn phòng rực rỡ nhất trong ngôi nhà. Cùng dọn nhà vệ sinh cho sạch bóng thôi nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của việc giữ gìn phòng vệ sinh sạch sẽ.

 

1.1. Làm sạch hàng ngày

Để giữ cho phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, sáng bóng. Bạn nên dọn dẹp nó hàng ngày. Hãy làm việc này một cách kĩ lưỡng và tỉ mỉ, dù chỉ là những thao tác nhỏ. Ví dụ, sau khi bạn tắm bằng vòi sen hãy xả hết các bọt xà phòng bám vào trong quá trình mình tắm. Việc làm sạch phòng vệ sinh hàng ngày sẽ giữ cho mọi thứ sáng sủa và ngăn sự bừa bộn chất đống lên. Giúp phòng vệ sinh không còn mùi hôi khó chịu, tạo sự thỏa mái.

1.2. Những dụng cụ làm sạch luôn sẵn sàng

Giữ cho tất cả những đồ đạc trong phong vệ sinh được sạch sẽ. Khăn và những miếng bọt biển đặt trong một chiếc xô nhỏ đặt ở dưới chậu rửa mặt hoặc trong một chiếc tủ nhỏ gần phòng vệ sinh. Việc này sẽ giúp cho việc lấy đồ dùng dễ dàng hơn lúc bạn cần. Vất giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu và xả nước, không lên cho vào thùng đựng. Lắp thêm hệ thống quạt gió để phòng vệ sinh được thông thoáng.

1.3. Vệ sinh cho vòi sen

Khi bạn vệ sinh rửa sạch sẽ với vòi sen xong. Hãy làm những điều tương tự với chúng. Dùng một chiếc bàn chải nhỏ nhỏ hay sử dụng khăn và lau tất cả những nước bị vương vãi. Việc này chỉ mất vài phút nhưng lại giúp bạn tránh khỏi nấm mốc, các mảng bám bẩn.

Hãy ghi nhớ các lưu ý kể trên để việc sử dụng bồn cầu của bạn và gia đình tốt hơn, hiệu quả hơn nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.