Xã hội càng phát triển văn minh, nhu cầu đời sống vật chất nâng cao, phân cấp xã hội càng rõ rệt. Sự phân công lao động trong xã hội diễn ra mạnh mẽ. Một loại hình nghề mới xuất hiện nhiều năm trở lại đây và nhận được rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau: Nghề giúp việc gia đình.
Trong xã hội phong kiến, những gia đình giàu có, quyền quý thường nuôi con sen (con ở) trong nhà thì ở xã hội xã hội chủ nghĩa, quan niệm người giúp việc nhà không chỉ dừng lại một bộ phận nhà giàu có, mà đã lan tới tầng lớp trung lưu, rồi đến bình dân. Xã hội ngày nay, tên gọi người giúp việc gia đình cũng đổi mới, văn minh hơn, là người giúp việc.
Từ xa xưa, những công việc gia đình, chăm sóc con cái, bố mẹ già yếu (bao gồm cả những việc có tên và những việc không tên) đều do người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Đó chính là người mẹ, vợ, chị gái, em gái. Ngày nay phụ nữ đã và đang khẳng định được vai trò và địa vị của mình trong xã hội. Đối với nhiều phụ nữ, công việc đã chiếm phần lớn quỹ thời gian của họ. Vì thế, họ không có nhiều thời gian cho công việc nhà cửa như lau dọn nhà cửa, nữ công gia chánh, chăm sóc người thân… nên rất cần những người giúp việc một cách chuyên nghiệp.
Người giúp việc gia đình rất đa dạng về lứa tuổi, chủ yếu tập trung ở nữ giới, từ 18 tuổi – 50 tuổi, cá biệt có người giúp việc 16 tuổi
Khi tôi hỏi một vài gia đình về độ tuổi mong muốn đối với người giúp việc gia đình, họ nói độ tuổi thích hợp nhất là 35 – 40 tuổi trở xuống. Hỏi vì sao không chọn người giúp việc trẻ, phần đông đều cho biết: Người giúp việc trẻ thường không biết việc, không tập trung khi làm việc hay đơn giản là họ sợ mất chồng… Đối tượng người làm nghề giúp việc mà họ thường tìm đến từ 45 – 50 tuổi, chững trạc, biết việc. Tuy nhiên họ cũng phàn nàn ở lứa tuổi 45-50, phụ nữ thường có bệnh đau xương khớp, hay những bệnh khác ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất công việc. Vì vậy, độ tuổi phù hợp nhất của người giúp việc gia đình từ 35-40 tuổi.
Nghề giúp việc gia đình được coi là một nghề có thu nhập cao hơn cử nhân đại học. Tuy vậy, giúp việc gia đình vẫn tập trung nhiều từ khối nông thôn ra thành phố đi làm phụ thêm thu nhập cho gia đình.
Người giúp việc gia đình cần những những phẩm chất gì?
– Trung thực, nhanh nhẹn.
– Sạch sẽ, chịu khó.
Người giúp việc gia đình cần những những kỹ năng gì?
– Làm sạch được nhà cửa và các đồ dùng vật dụng trong gia đình;
– Sử dụng các máy móc, thiết bị, vật dụng phổ biến trong gia đình
– Xây dựng thực đơn; Chế biến các món ăn, đồ uống thông thường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với khẩu vị;
– Chăm sóc trẻ nhỏ và người già trong gia đình;
– Chăm sóc vật nuôi và cây trồng phổ biến trong gia đình.
Hình thức giúp việc nhà: Người giúp việc ở cùng với gia đình hoặc giúp việc theo giờ. Mỗi loại hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Xung quanh chuyện người giúp việc gia đình có rất nhiều khen – chê mà mỗi gia đình từng thuê người giúp việc gặp phải ít nhất một lần liên quan đến phẩm chất, kỹ năng làm việc của người giúp việc, lương giúp việc, quyền và lợi ích của các bên…
Vì vậy, khi đến với dịch vụ giúp việc gia đình của Bluetech khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về phẩm chất, kỹ năng làm việc của người giúp việc và đảm bảo lợi ích của khách hàng sử dụng dịch vụ.